Cơ sở hạ tầng Kinh tế Ý

Năng lượng và tài nguyên thiên nhiên

Bản đồ về sự phân bố tài nguyên thiên nhiên của Ý. Kim loại là những ký hiệu có màu xanh dương (Al – quặng nhôm, Mn — Ma-giê, Fe – quặng sắt, Hg — thủy ngân, PM – các quặng đa kim (Cu, Zn, Ag, Pb), PY — pyrit). Nhiên liệu hóa thạch là những ký hiệu màu đỏ (C – than, G – khí thiên nhiên, L — than nâu, P – dầu mỏ). Các khoáng chất phi kim có màu xanh lục (ASB — amiăng, F — fluorit, K — kali, MAR — đá hoa, S — lưu huỳnh).Turbine gióVarese Ligure.

Vào đầu những năm 1970, Ý chủ yếu các nguồn tài nguyên thiên nhiên như pyrit (ở Maremma thuộc vùng Toscana), amiăng (tại các mỏ Balangero), fluorit (được tìm thấy nhiều ở đảo Sicilia) và muối. Đồng thời cũng tự cung cấp nhôm (từ Gargano), lưu huỳnh (từ đảo Sicilia), chì và kẽm (từ đảo Sardegna).[112] Tuy nhiên, vào đầu những năm 1990, Ý đã bị tụt lại trên các bảng xếp hạng thế giới về sản lượng khai thác và không còn tự cung tự cấp được các nguồn tài nguyên như đã kể trên. Các quặng sắt, than và dầu hầu như đã bị khai thác toàn bộ. Ngoài ra, trữ lượng khí đốt tự nhiên của nước này không còn nhiều, chủ yếu số còn sót lại nằm tại Thung lũng Po và ngoài khơi biển Adriatic, đây đều là những loại tài nguyên mới được phát hiện trong những năm gần đây khiến nó trở thành nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của đất nước. Ý là một trong những nhà sản xuất đá bọt, pozzolanfelspat lớn nhất thế giới.[112] Ngoài ra Ý còn có nguồn tài nguyên khoáng sản khác rất nổi tiếng là đá hoa đặc biệt là đá hoa Carrara trắng nổi tiếng thế giới được tìm thấy tại các mỏ đá Massa và CarraraToscana. Hầu hết các nguồn nguyên liệu thô cần thiết cho sản xuất và hơn 80% các nguồn năng lượng của đất nước đều được nhập khẩu (99,7% là nhiên liệu rắn, 92,5% là dầu mỏ, 91,2% khí tự nhiên và 13% điện).[113][114] Do phụ thuộc vào nhập khẩu, một người Ý trung bình sẽ phải trả nhiều hơn khoảng 45% so với mức trung bình của các quốc gia khác thuộc EU cho tiền điện.[115]

Ý từng có bốn lò phản ứng hạt nhân vào những năm 1980, tuy nhiên đến năm 1987, sau sự kiện thảm họa Chernobyl, phần lớn người Ý đã thông qua một cuộc trưng cầu dân ý về việc loại bỏ dần các nhà máy điện hạt nhân ở Ý. Chính phủ đã phản hồi ngay lập tức bằng cách đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân hiện hiện đang hoạt động và ngừng tất cả các dự án có liên quan đang được triển khai, mặc dù vậy các chương trình năng lượng hạt nhân ở nước ngoài vẫn được phép hoạt động. Công ty điện lực quốc gia Enel có vận hành bảy lò phản ứng hạt nhân ở Tây Ban Nha (thông qua công ty Endesa) và bốn ở Slovakia (thông qua công ty Slovenské elektrárne),[116] vào năm 2005 công ty đã thực hiện một thỏa thuận với Tập đoàn Điện lực Pháp để xây dựng một lò phản ứng hạt nhân ở Pháp.[115] Nhờ có các thỏa thuận này, Ý vẫn có thể tiếp tục thực hiện vai trò quản lý để tiếp cận nguồn năng lượng hạt nhân và tham gia trực tiếp vào công việc thiết kế, xây dựng và vận hành các nhà máy này mà không cần đặt các lò phản ứng trên lãnh thổ quốc gia.[115]

Trong thập kỷ qua, Ý đã trở thành một trong những nhà sản xuất năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới, xếp hạng thứ hai tại Liên minh châu Âu sau Đức và thứ chín trên thế giới. Nước này cũng là nước sản xuất năng lượng từ điện mặt trời lớn thứ 5 thế giới. Năng lượng tái tạo chiếm 27,5% tổng lượng điện được sản xuất ở Ý, riêng thủy điện đạt 12,6%, tiếp theo là năng lượng mặt trời 5,7%, gió 4,1%, năng lượng sinh học 3,5% và địa nhiệt 1,6%.[117] Phần còn lại là từ nhiên liệu hóa thạch (38,2% khí đốt tự nhiên, 13% than đá, 8,4% dầu) đều được nhập khẩu.[117]

Vận tải

Sân bay Roma Fiumicinosân bay bận rộn thứ 8 tại châu Âu vào năm 2014.

Ý là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng "đường cao tốc" dành riêng cho các phương tiện cơ giới. Đường cao tốc Milano-Laghi, nối liền Milan với Varese bây giờ là một phần của đường cao tốc A8A9 do Piero Puricelli, một kỹ sư dân dụng và là doanh nhân thiết kế. Ông từng nhận được giấy phép xây dựng đường cao tốc công ích đầu tiên vào năm 1921 và hoàn thành việc xây dựng nó từ năm 1924 đến năm 1926. Đến cuối những năm 1930, hơn 400 km đường ô tô làn hai làn và đa làn đã được xây dựng trên khắp nước Ý, nối liền các thành phố với những thị trấn nông thôn. Ngày nay, có tổng cộng 668,721 km đường có thể sử dụng được ở Ý, trong số đó 6,661 km đường được dành cho ô tô (chủ yếu là đường thu phí, đường quốc gia và đường địa phương), thuộc sở hữu nhà nước nhưng được vận hành bởi công ty tư nhân Atlantia.

Mạng lưới đường sắt cũng trải dài rộng khắp trên toàn quốc đặc biệt là ở phía Bắc với tổng cộng 16.862 km đường sắt đang hoạt động, trong đó 69% là chạy bằng điện để 4.937 đầu máy và toa xe lưu thông. Ý là quốc gia có mạng lưới đường sắt nhiều thứ 12 trên thế giới, các tuyến đường sắt này đều được vận hành bởi công ty nhà nước Ferrovie dello Stato, trong khi cơ sở hạ tầng do Rete Ferroviaria Italiana quản lý. Một số tuyến đường sắt tư nhân chuyên cung cấp dịch vụ tàu khách, các tuyến đường sắt quốc gia cũng cung cấp dịch vụ đường sắt cao tốc tại hầu hết các thành phố lớn. Đường sắt cao tốc Florence - Rome là tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên được khai trương ở châu Âu khi hơn một nửa trong tổng số km chiều dài của tuyến ngày nay được khai trương vào năm 1977. Năm 1991, TAV được thành lập nhằm xây dượng kế hoạch cho các tuyến đường sắt cao tốc dọc theo các tuyến vận tải quan trọng nhất của Ý (Milan-Rome-Naples và Turin-Milan-Venice). Tàu cao tốc của Ý có tàu hạng ETR với chiếc Frecciarossa 1000 có thể đạt được vận tốc lên tới 400 km/h.

Con đường tơ lụa thế kỷ 21 với các điểm nối đến Ý

Ý có tổng cộng khoảng 130 sân bay, 99 sân bay trong số đó có đường băng trải nhựa (bao gồm hai sân bay lớnsân bay quốc tế Leonardo da Vinci ở Roma và sân bay quốc tế Malpensa ở Milan) và 43 cảng biển chính bao gồm Cảng Genova là cảng biển lớn nhất đất nước và bận rộn thứ ba theo số tấn hàng hóa trên biển Địa Trung Hải. Do tầm quan trọng ngày càng tăng của Con đường tơ lụa trên biển nối liền châu Á với Đông Phi, các cảng biển của Ý ở TrungĐông Âu đã trở nên quan trọng trong những năm gần đây. Ngoài ra, hoạt động thương mại hàng hóa đang chuyển dịch từ các cảng phía Bắc của Châu Âu sang các cảng thuộc vùng biển Địa Trung Hải nhờ sự tiết kiệm đáng kể về mặt thời gian và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, cảng nước sâu Trieste ở cực bắc của biển Địa Trung Hải đang là mục tiêu đầu tư của Ý, các nước thuộc châu Á và châu Âu.[118] Mạng lưới đường thủy nội địa quốc gia bao gồm 1.477 km sông và hàng hải. Năm 2007, Ý duy trì một đội bay dân sự có khoảng 389.000 chiếc và một đội tàu buôn 581 chiếc.[119]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh tế Ý http://www.britannica.com/EBchecked/topic/297474/I... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/297474/I... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/297474/I... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/297474/I... http://markets.businessinsider.com/news/stocks/Tel... http://www.decanter.com/news/wine-news/529822/ital... http://www.economist.com/media/pdf/QUALITY_OF_LIFE... http://www.enel.com/en-GB/group/production/nuclear... http://fortune.com/global500/2016/visualizations/ http://www.ft.com/intl/cms/s/0/7756acd4-1cdf-11e0-...